Thành phố Hà Nội giầu đẹp ngày nay không chỉ thu hút du khách bốn phương với những trung tâm vui chơi thương mại lớn hay những con phố đi bộ đầy lung linh mà còn hấp dẫn bởi những nơi cho đền chùa, in đậm dấu ấn lịch sử và vẻ đẹp văn hóa tâm linh.. mà bạn có thể ghé đến thăm quan.
Các bài viết liên quan hữu ích
- Kinh nghiệm du lịch Cát Bà đầy trọn vẹn và bổ ích
- Dắt túi 1001 kinh nghiệm Food Tour Hải Phòng phải thử ngay
Tổng hợp các ngôi đền chùa nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội
Hãy để TravelCar.vn chia sẻ cho bạn đọc danh sách “những ngôi chùa ở hà nội nổi tiếng linh thiêng” để có thể lựa chọn 1 địa điểm phù hợp để đi lễ đầu năm cầu may mắn...
Chùa Một Cột
Chùa Một Cột gọi theo ngữ Hán – Việt là Nhất Trụ Tháp hay Chùa Mật. Chùa còn có các tên gọi khác là Diên Hựu Tự hoặc Liên Hoa Đài. Ngôi chùa được đánh giá là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc nhất ở Việt Nam cũng như châu Á, chùa Một Cột còn là điểm đến tâm linh, biểu tượng văn hóa ngàn năm của Hà Nội.
Chùa Một Cột – Biểu tượng văn hóa ngàn năm của Hà Nội
Đến với chùa Một Cột, du khách thường cầu cho trí tuệ viên mãn, sinh khí tràn đầy. Ẩn sâu đằng sau là những nét kiến trúc nghệ thuật vô cùng nhân văn đẹp đẽ, cánh sen biểu trưng cho trí tuệ viên mãn. Cột trụ hình trụ – dương khí nằm giữa hồ Linh Chiểu – âm khí kết hợp mang đến sự sinh sôi trường thọ nối tiếp.
Ngày 4 tháng 5 năm 2006, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập chùa là "Kỷ lục Việt Nam" và đề cử đến Tổ chức Kỷ lục châu Á. Sau thời gian thẩm định để xác lập, ngày 10 tháng 10 năm 2012, tại Faridabad (Ấn Độ), Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập kỷ lục châu Á: "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất" cho chùa Một Cột.
Ngôi chùa được rất nhiều du khách trong và quốc tế, phật tử đến lễ chùa và cầu mong những điều “may mắn - bình an - tài lộc” sẽ đến với gia đình mình, đặc biệt trong dịp đầu xuân.
- Địa chỉ: Chùa Một Cột Chùa Một Cột, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội 100000
- Trụ trì: Đại đức Thích Tâm Kiên (từ 2007)
- Người sáng lập: Lý Thái Tông (1000 - 1054)
Chùa Phúc Khánh
Chùa Phúc Khánh là ngôi chùa nức tiếng linh thiêng, gồm công trình kiến trúc thờ Phật kiểu truyền thống và có bàn thờ Mẫu. Chùa thuộc quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Kiến trúc Tam quan mở 3 cửa vòm giữa là cửa lớn, hai bên nhỏ hơn, Trụ đắp hình con sấu quay đầu vào nhau và Sau Tam quan là sân chùa.
Ngôi chùa cầu duyên linh thiêng giữa Hà thành của nhiều bạn trẻ
Ngày nay, ngôi chùa Phúc Khánh được đông đảo bà con và các phật tử tìm đến chiêm bái, cầu an. Đặc biệt là từ khi Thượng tọa Thích Thanh Quyết - một bậc cao tăng nổi tiếng của Phật giáo Việt Nam về đây trụ trì.
- Địa chỉ: Cầu vượt Ngã Tư Sở, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội 100000
- Trụ trì: Thượng toạ Thích Thanh Quyết
Chùa Hương
Chùa Hương nằm cách trung tâm Hà Nội chừng 65km, là một quần thể chùa thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Tọa lạc ở một nơi non nước hữu tình, cảnh sắc sắc thiên nhiên tuyệt đẹp trong thung lũng, bên dòng suối Yến. Cả quần thể kiến trúc chùa Hương nằm rải rác trong thung lũng suối Yến, gồm có chùa Ngoài, và chùa Trong.
Chùa Hương – Hành trình về miền linh thiêng đất Phật
Cùng với nét đẹp tâm linh, chùa Hương còn hấp dẫn bằng chính cảnh vật xung quanh mình. Con suối Yến quanh năm nước chảy đôi bờ, hoa cỏ cây cối tươi tốt 4 mùa... đã khiến nơi đây trở thành điểm vãn cảnh yêu thích của nhiều người mỗi dịp về cuối tuần. Giá vé thuyền cũng vô cùng hạt dẻ, chỉ 50.000 VND/người cho chuyến đò Hương Tích.
Đây là một ngôi chùa nổi tiếng liêng thiêng nhất nhì miền Bắc. Lễ hội chùa Hương thường kéo dài đến 3 tháng, từ mùng 6 tháng riêng cho đến hết tháng 3 âm lịch. Dòng người kéo về từ khắp ngả, từng con thuyền nhỏ di chuyển về mảnh đất Phật để cầu bình an tài lộc, vãn cảnh chùa và thưởng thức nhiều đặc sản đặc sắc nơi đây.
- Địa chỉ: Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội 100000
- Khởi lập: cuối thế kỷ 17
Phủ Mẫu Tây Hồ
Phủ Tây Hồ(hay còn gọi: Phủ Tây Mẫu Hồ) nằm trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây; nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Phủ thờ Liễu Hạnh Công chúa, một nhân vật trong truyền thuyết, và là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt.
Phủ Tây Hồ - Ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng giữa lòng thủ đô
Phủ có một cây si cổ thụ cũng đã được công nhận là “cây di sản Việt Nam”, và ở kề bên Phủ còn có đền Kim Ngưu thờ Trâu Vàng theo truyền thuyết. Vào dịp tết đến xuân về, Phủ Tây Hồ là nơi nổi tiếng để mọi người đến cầu tài lộc, cầu về sự may mắn bình an mang đến cho gia đình. Ngày nay, Phủ Tây Hồ mở hội vào 2 ngày lễ chính là mùng 3 tháng 3 âm lịch và 13 tháng 8 âm lịch. Giờ mở cửa Phủ Tây Hồ từ 8h sáng đến 20h tối các ngày thường.
- Địa chỉ: Đường Xóm Chùa, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội 100000
- Giờ: 08:00 sáng Mở ⋅ Đóng 20:00
Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây, chùa có lịch sử gần 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang. Wikipedia
Chùa Trấn Quốc - ngôi chùa cổ linh thiêng đẹp nhất Việt Nam
Ngôi chùa in đậm nhiều giá trị về tâm linh, lịch sử lẫn kiến trúc từ bàn tay tài nghệ của cha ông xưa. Chùa Trấn Quốc được xây dựng trên đảo Cá Vàng (Kim Ngưu), là trung tâm Phật giáo của Thăng Long thời Lý - Trần. Với không gian tĩnh lặng, vẻ đẹp nên thơ của “đóa sen” nổi trên mặt nước hồ Tây đã tạo nên một trong những điểm thu hút khách du lịch trong và nước ngoài nhiều nhất của thủ đô Hà Nội ngày nay.
- Địa chỉ: Thanh Niên, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội 100000
- Trụ trì: Thượng toạ Thích Thanh Nhã
- Người sáng lập: Vua Lý Nam Đế (503 - 548)
Chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ là một nổi tiếng ở Việt Nam, với kiến trúc chùa khá độc đáo; không gian thanh tĩnh và linh thiêng đã trở thành một điểm đến vô cùng đặc biệt của người dân thủ đô mỗi dịp tết đến, xuân về. Ngôi chùa ngày nay đã trở thành trụ sở trung tâm của Tổng hội Phật giáo Bắc Việt, nay là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngôi Quốc tự chung của các thiện nam tín nữ trên đất Việt.
Chùa Quán Sứ thường tổ chức Đại Lễ Phật Đản vào tháng 4 âm lịch
Vào dịp đầu năm mới, dưới tiết trời mùa xuân xe lạnh cùng với những bông hoa đào chớm nở... đây là thời điểm thích hợp nhất để bạn và gia đình thắp nhang cầu khấn về một năm mới bình an, tài lộc.
Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ 15. Nguyên xưa ở phường Cổ Vũ chưa có chùa, chỉ có mấy gian nhà tranh ở phía Nam, dân làng dùng làm chỗ tế thần cầu yên gọi là xóm An Tập. Theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí, vào thời vua Lê Thế Tông, các nước Chiêm Thành, Ai Lao thường cử sứ giả sang triều cống Việt Nam. Nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long.
- Địa chỉ: 73 Quán Sứ, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Người sáng lập: Vua Lê Thế Tông
- Khởi lập: Thế kỷ 15
Chùa Kim Liên
Chùa Kim Liên là một trong 12 di tích đã được Bộ VHTT và DL công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia đợt đầu tiên ở Hà Nội năm 1962. Ngôi chùa là một công trình kiến trúc hết sức độc đáo, trông như bông sen đang độ nở trên mặt nước Tây Hồ bốn mùa sóng phủ.
Chùa Kim Liên- bông sen vàng cổ tự linh thiêng bậc nhất Hà Nội
Ngôi chùa là một trong 10 di tích kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam, chùa Kim Liên Hà Nội không chỉ nổi tiếng bởi kiến trúc uy nghiêm mà còn cả về bề dày lịch sử hơn 500 năm từ thời nhà Lý, nhà Trần.
- Địa chỉ: Nghi Tàm, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội 100000
Đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn không chỉ sở hữu kiến trúc độc đáo mà còn là biểu tượng văn hóa tâm linh nổi tiếng của Hà Nội. Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên – Nhân hợp nhất, tạo nên vẻ đẹp cổ kính trong lòng thủ đô, là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.
Đền Ngọc Sơn – biểu tượng văn hóa tâm linh của Hà Nội
Đến đây, bạn sẽ bị ấn tượng với hình ảnh của Tháp Bút. Ngôi Tháp được xây dựng trên núi Ngọc Bội, trước kia là núi Độc Tôn vào năm 1865, theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu. Trên Tháp Bút được khắc 3 chữ là “Tả Thanh Thiên” – có nghĩa “Viết lên trời xanh”. Cảm nhận về những kỷ niệm xưa về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước chính đáng cũng như tâm linh, ý thức mỗi người dân Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.
- Địa chỉ: Đinh Tiên Hoàng, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội 100000
- Thờ: Thần và anh hùng dân tộc hai lần phá tan quân Nguyên Mông
Chùa Láng
Chùa Láng, hay còn gọi là Chiêu Thiền tự, là một ngôi chùa ở làng Láng, Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Tên chùa có ý nghĩa rằng: "Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu. Đây là nơi sinh ra Thiền sư Đại Thánh nên gọi là Thiền". Người Pháp gọi là Pagode des Dames. Wikipedia
Cổ tự Chùa Láng chốn Kinh kỳ ngàn năm
Chùa Láng là một chốn thiền tâm nổi danh với vẻ đẹp bề thế bởi có quần thể kiến trúc hài hòa với không gian và cảnh vật hay những hàng cây cổ tạo nên một không gian tĩnh mịch, cổ kính… Vì thế, chùa Láng đã từng được coi là đệ nhất tùng lâm (rừng thông đẹp nhất) ở chốn Kinh kỳ xưa.
- Địa chỉ: Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 100000
Đền Voi Phục
Đền Voi Phục là nơi thờ thần Linh Lang Đại Vương – vị thần giúp nhà vua coi sóc an bình phía tây Hoàng Thành. Là một ngôi đền trong Thăng Long tứ trấn- trấn Tây của thành Thăng Long xưa. Ngày nay, đền Voi Phục(Thủ Lệ) xem là một trong những nơi linh thiêng bậc nhất của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Dấu ấn huyền tích của trấn Tây thành Thăng Long xưa
Trrong lịch sử, đền Voi Phục như một trấn thiêng ở phía Tây của thành Thăng Long và hiện nay ngôi đền là một điểm sáng trong tinh thần bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Địa chỉ: 306B Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Đền Bạch Mã
Đền Bạch Mã được coi là một trong Tứ Trấn (đền Voi Phục, đền Cao Sơn, đền Bạch Mã và đền Quán Thánh) của kinh thành Thăng Long. Noi còn lưu giữ rất nhiều cổ vật có giá trị như: bia đá, sắc phong, chuông đồng, kiệu rước, hương án, hạc thờ, độc bình, đôi phỗng…
Đền Bạch Mã – Ngôi đền trấn phía đông thành Thăng Long
Đền Bạch Mã là một trong tứ Trấn của kinh thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi đền: Đền Quán Thánh; Đền Kim Liên; Đền Voi Phục; Đền Bạch Mã, nằm ở địa chỉ 76 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Wikipedia
Với hơn một nghìn năm lịch sử, đền Bạch Mã là một trong những di sản tiêu biểu đã được xếp hạng Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1986 và là một địa điểm tâm linh thú vị giữa chốn thủ đô mỗi dịp xuân về.
- Địa chỉ: 76 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Chùa Hà
Chùa Hà có tên chữ là “Thánh Đức Tự” nổi tiếng linh thiêng với ban thờ Phật và ban thờ Thánh Mẫu. Mọi người đến đây sẽ cầu nguyện trước các vị Đức Ông, Đức Thánh Hiền, các vị Phật và tam tòa Thánh Mẫu để cầu được bình an, vạn sự hanh thông, duyên tình tròn vẹn.
Ngôi chùa cầu duyên linh ứng nổi tiếng nhất nhì miền Bắc
Nổi tiếng gắn liền với câu cầu tình duyên, được cho là “đi thì lẻ bóng, về thì có đôi”. Ngôi chùa có không gian thanh tịnh là điểm đến của du khách để cầu một năm mới đầy tài lộc và sức khỏe.
- Địa chỉ: phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
- Khởi lập: Thời vua Lý Thánh Tông
Chùa Bà Đá
Có một ngôi chùa cổ kính mang tên Chùa Bà Đá, nằm khuất sâu trong con ngõ nhỏ quanh năm khói hương. Vốn là một trong bốn ngôi chùa Bà cổ kính bậc nhất thủ đô. Chùa được xây năm 1056 dưới đời Lý Thánh Tông, được dựng trên nền tháp Báo Thiên nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa.
Chốn linh thiêng cổ xưa ngàn năm tuổi ở Hà Nội
Nơi đây lưu giữ được rất nhiều pho tượng cổ rất đẹp và quý. Ngôi Tiền đường được xây theo kiểu chữ nhất, trung đường xây theo kiểu chữ đinh, được nối liền với nhau và có họa tiết chạm khắc rất tinh xảo, miêu tả cảnh bốn mùa và tứ quý. Ngày nay, chùa Bà Đá là địa điểm được nhiều khách du lịch tham quan.
- Địa chỉ: Số 3 Nhà Thờ, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội 100000
- Khởi lập: đời Lý Thánh Tông
Chùa Cầu Đông
Chùa Cầu Đông còn có tên chữ là Đông Môn Tự hay còn gọi chùa Đông Môn, chùa là nơi duy nhất ở Hà Nội có ban thờ và tượng thờ Thái sư Trần Thủ Độ cùng vợ ông là bà Trần Thị Dung. Trần Thủ Độ vốn là nhà chính trị xuất sắc, có công sáng lập và củng cố vương triều Trần.
ngôi chùa đặc biệt nằm trong lòng phố cổ Hà Nội.
Ngôi chùa không quá nổi tiếng về cảnh quan hay qui mô, song tiềm ẩn những giá trị kiến trúc – nghệ thuật và lịch sử. Nằm trọn trong phố cổ, chùa như tách khỏi không khí ồn ào.. bất cứ ai dừng chân ghé lại chùa, thắp hương lễ Phật đều cảm thấy tâm hồn trở nên thư thái.
Theo truyền thuyết, vào thời Trần (1225 – 1400), chùa được Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung cho tu bổ, sửa sang cảnh quan. Còn trong hồ sơ di tích chùa Cầu Đông lại dựa vào câu chuyện trong sách “Thiền phả” của phái Tào Động để xác định niên đại của chùa – được “xây dựng lại” vào cuối thế kỷ XVII. Sự hiện diện của chùa được ghi nhận một cách chắc chắn và cụ thể qua tấm bia “Đông Môn tự ký”, niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 6 (1624).
- Địa chỉ: 38 Hàng Đường, Hàng Đào, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Chùa Ngũ Xá
Chùa Ngũ Xã được xây dựng vào thời hậu Lê, giữa thế kỷ XVIII. Chùa thờ Phật và thờ Thiền sư Minh Không, tục truyền Thiền sư Minh Không là vị tổ nghề đúc đồng. Pho tượng Đức Phật A Di Đà bằng đồng ở chánh điện là pho tượng đồng cổ lớn nhất Việt Nam, được đúc từ năm 1949 - 1952, cao 3,95m; nặng 10 tấn, và tòa sen cao 1,45m; nặng 3,9 tấn.
– Địa chỉ: số 44, phố Ngũ Xã, quận Ba Đình, Tp.Hà Nội
– Trụ trì chùa: Đại đức Thích Chánh Tín
Đền Quán Thánh
Đền Quán Thánh thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là một trong bốn vị thần được lập đền thờ để trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa (Thăng Long tứ trấn). Ngôi đền có công trình nghệ thuật độc đáo, là di tích văn hóa trong hơn 300 năm và là một trong những điểm du lịch tâm linh ấn tượng nhất tại Hà Nội.
Nơi an vị pho tượng Phật khổng lồ đặc biệt của Hà Nội
Đặc biệt, Ngũ Xá là địa phương nổi tiếng với nghề đúc đồng, pho tượng đồng đức Phật được đúc bằng phương pháp thủ công tại đây đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập ngày 28/7/2010 là pho đại tượng đức Phật A Di Đà bằng đồng đầu tiên ở nước ta.
Chùa Ngũ Xã tên chữ là Thần Quang tự nằm ở làng Ngũ Xã, quận Ba Đình, Hà Nội. Chùa được dựng vào thời Hậu Lê, thế kỷ 18, thờ Phật và ông tổ nghề Đúc đồng Nguyễn Minh Không nên lấy tên Thần Quang theo tên một số chùa do vị quốc sư này sáng lập như chùa Cổ Lễ, chùa Keo, ... Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Wikipedia
- Địa chỉ: Thanh Niên, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội 118810
Chùa Cổ Loa
Ngôi đền thiêng Cổ Loa thờ An Dương Vương là một ngôi đền thờ có vị trí lịch sử và tâm linh đặc biệt gắn với kinh đô của nhà nước Âu Lạc xưa. Ngôi chùa còn giữ được những bức cốn tứ linh thế kỷ 19, 134 pho tượng có giá trị nghệ thuật bài trí ở chánh điện, hậu cung, hành lang và nhà Mẫu.
Chùa Cổ Loa có tên khác là Chùa Bảo Sơn hay Bảo Sơn Tự nằm ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Ngôi chùa nằm trong khu di tích Cổ Loa, thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa còn giữ được những bức cốn tứ linh thế kỷ 19, 134 pho tượng có giá trị nghệ thuật bài trí ở chánh điện, hậu cung, hành lang và nhà Mẫu. Wikipedia
- Địa chỉ : Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
⇒ Tìm hiểu thêm: Top các ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở miền bắc mà bạn chưa biết
Trên đây tất tần tật các ngôi chùa ở hà nội nổi tiếng linh thiêng cho bạn và gia đình lựa chọn cho những ngày du xuân. Hãy thành tâm cầu nguyện, vạn sự tùy duyên, cầu tài lộc cho một năm mới sung túc ấm no.. Chúc bạn và gia đình có những chuyến đi xuân vui vẻ suôn sẻ mang đầy ý nghĩa.
Công ty Nắng Vàng là một địa chỉ cho thuê xe đi lễ hội, du xuân với các dòng xe 4-45 chỗ hàng đầu hà nội. Đặt xe đơn giản, thanh toán linh hoạt và đặc biệt luôn có xe bất kể ngày cao điểm.. Nếu bạn có nhu cầu, hãy đến với Nắng Vàng qua dịch vụ cho thuê xe đi lễ hội tại hotline: 0989.567.299.
THUÊ XE ĐI CHÙA HƯƠNG | THUÊ XE ĐI CHÙA BÁI ĐÍNH | THUÊ XE ĐI TAM CHÚC